Không khí tết đến muộn
Trên các tuyến đường như Võ Nguyên Giáp, Điện Biên Phủ, Phạm Ngọc Thạch... hay các địa điểm nổi tiếng như khu vực Nhà thờ Đức Bà, Hồ Con Rùa, chợ Bến Thành… trong mùng 1 tết, không khó để bắt gặp những nhóm bạn trẻ trong tà áo dài truyền thống kèm theo chiếc áo khoác để vừa giữ ấm, vừa tạo phong cách trẻ trung, năng động, phù hợp với không khí vui tươi ngày đầu năm.Phan Ngọc Bảo Trâm, sinh viên Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, chia sẻ: "Mình thích mặc áo dài vào ngày tết để cảm nhận không khí truyền thống. Tuy nhiên, sáng nay trời se lạnh nên mình phải khoác thêm áo lạnh. Sự kết hợp này khiến tết năm nay khác biệt".Trần Minh Anh (27 tuổi), cựu sinh viên Trường CĐ Phát thanh – Truyền hình II (TP.HCM) cũng diện áo dài cách tân kết hợp với áo khoác mỏng khi đi chúc tết. Minh Anh cho biết điều này giữ được vẻ đẹp truyền thống, vừa không bị lạnh. "Khi đến các điểm check-in đẹp, mình và gia đình sẽ tháo áo khoác ra để khoe áo dài cho đẹp", cô gái nói.Minh Anh cũng nhận xét rằng đường phố ngày đầu năm rất thông thoáng. Từ TP.Thủ Đức đến trung tâm TP.HCM, cô chỉ mất khoảng 20 phút để di chuyển, nhanh hơn hẳn so với ngày thường.Nguyễn Thị Ngọc Thư (28 tuổi), làm việc ở 115 Điện Biên Phủ, Q.3 (TP.HCM) cũng rất bất ngờ khi ra đường trong sáng nay. Thư thích thú cho biết: "Thời tiết se lạnh kèm theo đường phố thông thoáng khiến mình có cảm giác như đang ở một thành phố khác vậy. Không còn cảnh xe cộ đông đúc, tiếng còi inh ỏi, mà thay vào đó là những con đường rộng rãi. Mình có thể thoải mái chạy xe mà không cần phải chen lấn hay chờ đợi lâu ở các ngã tư".Cô gái nói rằng trên đường đi chúc tết người thân cũng không quên tận hưởng khoảnh khắc hiếm hoi này bằng cách chạy xe chậm lại, hít thở không khí trong lành và ngắm nhìn những con phố vắng lặng trong ngày đầu năm.Không khí se lạnh của sáng mùng 1 khiến nhiều người thích thú khi tận hưởng thời tiết mát mẻ trong dịp tết. Tại các quán cà phê, nhiều gia đình chọn ngồi lại nhâm nhi ly cà phê sớm, trò chuyện và tận hưởng không gian yên bình của ngày đầu năm.Nguyễn Gia Bảo, học sinh Trường THPT Nguyễn Hữu Huân (TP.HCM), chia sẻ: "Buổi sáng mùng 1, em và ba mẹ sẽ qua nhà ông bà để chúc tết. Sau đó cả nhà sẽ di chuyển đến các địa điểm nổi tiếng như Nhà văn hóa Thanh niên, Hồ Con Rùa, đường hoa… để tham quan, chụp ảnh với áo dài. Nhân dịp năm mới, em chúc mọi người một năm tràn đầy niềm vui, sức khỏe dồi dào, công việc thuận lợi và gặp nhiều may mắn. Chúc mọi điều tốt đẹp nhất sẽ đến với mọi người và gia đình trong năm Ất Tỵ 2025".Làm việc, ứng xử thế nào khi sếp nhỏ tuổi hơn?
Nhìn lại lịch sử ngành cà phê, ông Đỗ Hà Nam, Phó chủ tịch VICOFA, cũng là một doanh nhân xuất khẩu cà phê hàng đầu VN, so sánh: Khoảng năm 2000, giá cà phê chỉ 3.000 đồng/kg, thấp nhất lịch sử. Đến nay, giá đạt mức cao chưa từng có là 110.000 đồng/kg. Khi giá quá thấp, chuỗi cung ứng cũng gặp rối loạn và người dân chặt bỏ cây cà phê hàng loạt. Nay giá cao lịch sử, ngành cà phê cũng đối mặt nhiều rủi ro, thách thức không kém. Giá tăng quá nhanh và quá cao dẫn tới một số hợp đồng bị phá vỡ, gây mất uy tín cho ngành cà phê VN. Đây là những điều chưa từng xảy ra với ngành cà phê VN. Trên thực tế, cơn sốt giá cà phê xảy ra trên phạm vi toàn cầu, các thị trường khác cũng gặp vấn đề tương tự.
Đổ đất xuống đường
Đáng chú ý, để bảo vệ môi trường Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, từ đầu năm đến nay, các lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh và TP.Hạ Long liên tục tuần tra xử lý tình trạng đánh bắt, nuôi trồng thủy sản trái phép.
Tuần đầu của Tháng Thanh niên (từ ngày 4.3 đến ngày 9.3), các cấp bộ Đoàn đã tổ chức được 175 công trình như xây dựng bản đồ số, số hoá các tài liệu, hiện vật, thông tin địa danh lịch sử, địa chỉ đỏ với trị giá gần 2 tỉ đồng. Ngoài ra cũng đã tổ chức được 4.525 hoạt động tuyên truyền về lịch sử, truyền thống của Đoàn nhân dịp kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đoàn.Cũng trong tuần đầu tiên, Đoàn thanh niên cả nước đã vận động kinh phí hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 868 căn nhà với 25.885 ngày công của đoàn viên, thanh niên tham gia, tổng giá trị hỗ trợ hơn 14,8 tỉ đồng góp phần chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát. Nội dung trọng tâm của Tháng Thanh niên là cụ thể hóa Chương trình hành động của T.Ư Đoàn thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, các cấp bộ Đoàn, Hội trong cả nước đã duy trì và triển khai mới 4.650 đội hình thanh niên tình nguyện "Bình dân học vụ số" do thanh niên làm nòng cốt, tổ chức 4.366 hoạt động hỗ trợ tập huấn, phổ cập kỹ năng số cho 620.692 người dân.Thanh niên cũng đã thực hiện 7.428 hoạt động tình nguyện xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh; 8.743 hoạt bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; 6.349 hoạt động tình nguyện tham gia đảm bảo an sinh xã hội. Các cấp bộ Đoàn đã duy trì và triển khai mới 1.046 tuyến đường "Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp - Văn minh - An toàn" với sự tham gia tích cực thanh niên; thực hiện 303 km công trình "Thắp sáng đường thôn", sửa chữa 205 km đường giao thông nông thôn, sửa chữa và xây mới 56 nhà văn hóa, trồng mới hơn 660.000 cây xanh… Anh Nguyễn Kim Quy, Trưởng Ban Mặt trận thanh niên T.Ư Đoàn - đơn vị thường trực Tháng Thanh niên năm 2025 cho biết: "Sau 1 tuần triển khai các nội dung của Tháng Thanh niên, đã có nhiều chỉ tiêu đạt tỷ lệ hoàn thành cao (điển hình như các chỉ tiêu liên quan đến các phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát" trên phạm vi cả nước trong năm 2025, phong trào "Bình dân học vụ số"… đều đạt trên 60%); các hoạt động thu hút đông đảo đoàn viên, thanh thiếu niên tham gia, các nguồn lực được huy động có giá trị lớn, đã xác định được đúng các trọng tâm, trọng điểm, các vấn đề khó tại địa phương, đơn vị để tổ chức hoạt động, điều đó cho thấy sự chủ động, sáng tạo trong tổ chức các chương trình, hoạt động của các cấp bộ Đoàn".Anh Quy cũng cho biết thêm sẽ tiếp tục đôn đốc, hướng dẫn các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc trong công tác triển khai thực hiện các mô hình hay, cách làm hiệu quả và phát hiện, tôn vinh các cá nhân, tập thể có thành tích đặc biệt xuất sắc trong triển khai các hoạt động của Tháng Thanh niên.
AHC - Thương hiệu mỹ phẩm lấy cảm hứng từ phòng khám da liễu Hàn Quốc
Ngày 11.2, UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết đã ban hành kế hoạch về tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2025 – 2026 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, việc tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT công lập được thực hiện bằng phương thức thi tuyển. Dự kiến lịch thi tuyển sinh vào lớp 10 trên địa bàn Đắk Lắk sẽ diễn ra trong hai ngày 5 và 6.6.2025.Theo ông Đỗ Tường Hiệp, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Đắk Lắk, nội dung đề thi tuyển vào lớp 10 THPT năm nay nằm trong chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS, chủ yếu là lớp 9 theo cấu trúc đề thi do Sở GD-ĐT ban hành. Môn thi chung cho tất cả thí sinh gồm: Toán, ngữ văn và môn thứ ba là ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Pháp). Riêng học sinh đăng ký thi vào Trường THPT chuyên Nguyễn Du, ngoài những môn thi chung, học sinh đăng ký thi thêm một môn thi chuyên trong số các môn: Ngữ văn, toán, vật lý, hóa học, sinh học, tin học, lịch sử, địa lý, tiếng Anh, tiếng Pháp.Đối với các trường phổ thông tư thục, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (DTNT), Trường THPT Thực hành Cao Nguyên, Trung tâm Huấn luyện và thi đấu thể thao: Xây dựng phương án tuyển sinh riêng trên cơ sở kế hoạch tuyển sinh của UBND tỉnh, trình Sở GD-ĐT phê duyệt.Về địa bàn tuyển sinh, Trường THPT chuyên Nguyễn Du được tuyển những học sinh cư trú hoặc tốt nghiệp THCS trên địa bàn toàn tỉnh.Trường THPT DTNT N'Trang Lơng (TP.Buôn Ma Thuột) được tuyển những học sinh cư trú thuộc địa bàn các huyện: Buôn Đôn, Cư Kuin, Krông Ana, Krông Bông, Krông Pắk, Lắk, Ea Súp, TP.Buôn Ma Thuột.Trường THPT DTNT Đam San (TX.Buôn Hồ) được tuyển những học sinh cư trú thuộc địa bàn các huyện: Cư M'gar, Ea H'leo, Krông Búk, Krông Năng, M'Đrắk, Ea Kar, TX.Buôn Hồ.Các trường THPT công lập thuộc huyện Krông Pắk, Krông Năng, Krông Ana, Cư M'gar, Ea H'leo, Ea Kar, TX.Buôn Hồ, TP.Buôn Ma Thuột tuyển sinh những học sinh cư trú hoặc tốt nghiệp THCS trên địa bàn huyện hoặc theo phân tuyến của UBND cấp huyện.Các trường THPT công lập thuộc các huyện Krông Bông, Lắk, M'Đrắk, Buôn Đôn, Cư Kuin, Ea Súp, Krông Búk chỉ được tuyển những học sinh cư trú hoặc tốt nghiệp THCS trên địa bàn theo phân tuyến của UBND cấp huyện.Học sinh có nguyện vọng học trường vùng giáp ranh giữa 2 huyện phải được UBND 2 huyện thống nhất chủ trương.Về chỉ tiêu tuyển sinh, UBND tỉnh Đắk Lắk lưu ý các trường THPT công lập thực hiện tuyển sinh theo chỉ tiêu của Sở GD-ĐT. Các trường THPT DTNT N'Trang Lơng, THPT DTNT Đam San được tuyển tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số tại chỗ (Êđê, Mnông, Gia Rai) là 65%, các dân tộc còn lại là 35% (trong đó, tuyển không quá 10% học sinh là người dân tộc Kinh trong tổng số chỉ tiêu tuyển mới hằng năm).UBND tỉnh Đắk Lắk cũng quy định học sinh được tuyển thẳng vào các trường THPT công lập theo phân tuyến trên địa bàn cấp huyện gồm: học sinh trường phổ thông DTNT THCS của huyện, thị xã, thành phố đã tốt nghiệp THCS; học sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người; học sinh khuyết tật; học sinh THCS đạt giải cấp quốc gia do Bộ GD-ĐT tổ chức hoặc phối hợp với các bộ và cơ quan ngang bộ tổ chức trên quy mô toàn quốc… Học sinh thuộc diện tuyển thẳng có thể đăng ký dự thi tuyển sinh, nếu không trúng tuyển thì được xét tuyển thẳng vào trường theo địa bàn tuyển sinh.